May 23, 2017

Đẩy lùi cảm cúm

Cảm cúm là bệnh thường gặp nên nhiều người có tâm lý xem thường và phó thác cho sức đề kháng chứ không chịu dùng thuốc. Tại sao bạn lại chịu đựng cơ thể mệt mỏi, uể oải trong khi có thể nhanh chóng quay lại công việc hàng ngày, bằng cách điều trị đúng cách. Chưa kể đến nếu bệnh trở nặng, sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi.

1. Nguyên nhân:

- Sức đề kháng cơ thể giảm sút trong mùa hanh lạnh.
- Di chuyển nhiều, làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng và dễ bị các bệnh thông thường như cảm cúm tấn công.
- Ăn ngủ thất thường dẫn đến sức đề kháng suy giảm.

2. Cách điều trị

Để điều trị đúng cách, bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất: Phân biệt cảm cúm nhẹ và cảm cúm nặng qua các triệu chứng sau:

CẢM CÚM NHẸ

CẢM CÚM NẶNG

Đau đầu

Đau đầu

Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi

Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi

Đau nhức cơ thể

Đau nhức cơ thể

 

Sốt

 

Ho

 

Đau họng nhẹ

Với các triệu chứng thường gặp của cảm cúm, bạn nên dùng thuốc có các thành phần như sau:

THÀNH PHẦN

TÁC DỤNG

Pseudoephedrine  HCl

Chất co mạch, giảm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi

Diphenhydramine HCl     

Chất chống dị ứng, giảm hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi

Paracetamol

Giảm đau nhức. Hạ sốt hiệu quả

Dextromethorphan

Giảm ho

Ngoài việc uống thuốc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Uống nhiều nước: nước đun sôi để nguội, nước trái cây, trà và súp nóng sẽ giúp bù lại lượng nước bị mất do sốt hoặc chảy nước mũi. Tránh uống rượu và cà phê vì có thể gây mất nước.
- Ăn súp gà: làm giảm các triệu trứng cảm cúm.
- Ở nhà nghỉ ngơi: giúp cơ thể mau khỏe hơn và tránh lây nhiễm sang người khác.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng và độ ẩm: Giữ phòng ấm áp, nhưng không quá nóng. Nếu không khí khô, tạo độ ẩm bằng bình phun hơi giúp làm giảm tắc nghẽn và ho.
- Làm dịu cổ họng: Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, hoặc uống nước chanh nóng với mật ong giúp làm dịu đau họng và giảm ho.
- Sử dụng nước muối nhỏ mũi để làm giảm nghẹt mũi.

3. Khi nào cần đi khám bệnh

Trong hầu hết trường hợp, không cần phải đến bác sĩ, tuy nhiên bệnh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn thứ phát sau đó như viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng do liên cầu.

Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo ở người lớn cần thiết phải đến cơ sở y tế ngay lập tức (lưu ý: đây không phải là tất cả các dấu hiệu có thể gặp):
-    Sưng hạch ở cổ hoặc vùng hàm
-    Nôn mửa trầm trọng hoặc kéo dài
-    Đau ngực hoặc cảm giác thở ngắn, khó thở
-    Đau họng một cách trầm trọng
-    Ho nhiều liên tục
-    Đau tai hoặc chảy mủ tai
-    Mệt mỏi trầm trọng hoặc dễ bị kích thích
-    Lơ mơ, ngất.
-    Da tím tái
-    Sốt cao hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày.
-    Tình trạng bệnh kéo dài trên 10 ngày

4. Cách phòng ngừa

- Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, đội mũ khi đi ra ngoài trời trong mùa nắng nóng.
-  Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. 
-  Vệ sinh nhà cửa, đặc biệt giữ sạch bếp và nhà tắm.
-  Lựa chọn các thực phẩm ngừa cảm cúm: sữa chua, nấm, tỏi, hàu, socola đen, cá hồi, khoai lang, nước cam… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.