Jun 06, 2017

Chế độ sinh hoạt và ăn uống điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh mạn tính phổ biến ở đường hậu môn. Ở giai đoạn nặng bệnh nhân bị chảy máu nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài gây đau đớn khó chịu, bệnh nhân không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật để cắt các búi trĩ đi. Chính vì bệnh gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân và việc điều trị phức tạp nên việc điều trị cần thực hiện một cách sớm nhất và kết hợp với chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt  hợp lý để bệnh nhanh chóng khỏi.

1. Chế độ sinh hoạt điều trị bệnh trĩ

- Hạn chế công việc nặng nhọc, tránh các động tác mạnh làm áp lực trong xoang bụng tăng lên một cách đột ngột.
- Tránh ngồi lâu, tránh đứng nhiều
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.
- Giữ hậu môn luôn sạch: mỗi ngày rửa vùng hậu môn 1 – 2 lần, nhất là sau khi đại tiện. Không nên rửa quá nhiều lần vì dễ gây va chạm, tổn thương. Rửa bằng bông thấm nước và nước ấm.

2. Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ:

- Người bị bệnh trĩ việc đầu tiên cần thực hiện đó chính là uống thật nhiều nước, vì nước có thể làm mềm phân, giảm táo bón. Một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả …
- Ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, thức ăn có nhiều chất xơ như các loại rau quả, ngũ cốc, các thực phẩm nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền; chuối, khoai lang.
- Thức ăn nhiều chất sắt: Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: Nội tạng động vật (tim, gan, thận), thịt đỏ (thịt bò), hải sản (sò, ốc, cá, tôm, cua), các loại hạt khô (mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân,vừng), các loại rau củ như: khoai tây, rau muống, cải bó xôi, súp lơ xanh, rau cần. 
- Bổ sung rau diếp cá vào trong bữa ăn. Bạn có thể ăn sống hoặc xay rau diếp cá lấy nước uống. Trong rau diếp cá có chất diệt những vi khuẩn gây viêm nhiễm hậu môn.
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng như: ớt, hồ tiêu, hành... gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
- Hạn chế cà phê, rượu vì đây là những chất không có lợi cho hệ tiêu hóa, làm cơ thể dễ bị táo bón.
- Hạn chế ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong khung ruột.