Tin tức Feb 20, 2022

3 việc không nên làm khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19

Trẻ càng nhỏ tuổi, sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi - được gọi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ.

Những ngày gần đây, các bậc phụ huynh đang rất lo lắng khi vấn đề trẻ đi học trở lại cũng kéo theo tăng nguy cơ nhiễm covid-19. Việc chăm sóc trẻ em ở nhà hay đi học đúng cách là mối quan tâm của nhiều cha mẹ. 

Trẻ càng nhỏ tuổi, sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi - được gọi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ. Do đó, nếu có sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 sẽ càng nguy hiểm hơn đối với cơ thể trẻ.

1. Tình hình dịch bệnh và nguy cơ của trẻ nhỏ

Trong 2 ngày 17-18/02/2022 đã ghi nhận 42.439 ca nhiễm mới, và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đối với trẻ em, tính đến từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mắc của trẻ em dưới 18 tuổi là 19,2%, tập trung hơn vào độ tuổi 6-12 và 13-17 tuổi. Hơn nữa, qua theo dõi cho thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19. 
Với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm nhiều hơn ở nhóm trẻ em chưa được tiêm chủng.

Do vậy việc đảm bảo an toàn cho trẻ để phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine. Vừa rồi,TP. Hà Nội cũng cho tạm dừng phương án cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 thuộc 12 quận trở lại trường từ ngày 21/2 như kế hoạch trước đó.

2. Triệu chứng của trẻ mắc Covid-19

Khi trẻ mắc COVID-19, dấu hiệu hay gặp là sốt, ho. Ít gặp hơn là chảy mũi, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, ăn kém… Tuy nhiên, nhiều trẻ mắc bệnh mà không hề có biểu hiện gì. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Phan Trọng Lân cho biết thực tế trẻ từ 5 - 12 tuổi mắc COVID-19 cũng ít triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với bệnh nhân là người trưởng thành. 

3. Chăm sóc trẻ mắc Covid-19

Khi chăm sóc, điều trị tại nhà cho trẻ mắc COVID-19 cần lưu ý
* Những việc nên làm:
- Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không được kiêng nước.
- Theo dõi sát sao nhiệt độ, đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt. Có thể dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 -15mg/kg cân nặng/lần, 2 lần cách nhau ít nhất 4 tiếng.
- Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh. Nếu chảy mũi ít và trẻ không khó chịu chỉ cần lau bằng khăn mềm sạch là đủ.
- Nếu trẻ ho, có thể dùng thuốc ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nếu bất kỳ khi nào trẻ có các biểu hiện sau thì cần phải báo với phường hoặc liên hệ 115 để đưa trẻ nhập viện:

  • Thở nhanh
  • Khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực
  • Li bì
  • Lờ đờ
  • Bỏ bú/ăn uống
  • Tím tái môi, đầu ngón tay, chân
  • SpO2 < 95%

* Những việc không nên làm:
- Đừng nên tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho tân dược có thành phần chống dị ứng, giảm ho.
- Đừng nên lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin. Sức đề kháng của trẻ không thể tăng lên ngay lập tức chỉ với 1 vài loại vitamin.
- Đừng cho trẻ xông lá, tinh dầu... vì không có tác dụng điều trị bệnh đồng thời có thể làm trẻ tăng sự khó chịu và có nguy cơ khiến trẻ bị bỏng.

4. Phòng dịch cho trẻ

- Hạn chế tiếp xúc
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: khẩu trang, rửa tay
-Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Chuẩn bị một số thuốc thiết yếu

1. Thuốc hạ sốt
Có 2 loại chính là paracetamol và ibuprofen. Ở trẻ em nên chọn dạng dùng thích hợp như: Gói bột pha dung dịch uống, siro, viên uống, viên đặt hậu môn…) và chọn hàm lượng phù hợp dùng cho trẻ.
Lưu ý, đây là 2 loại thuốc chính, dù là tên thương hiệu gì thì hiệu quả cũng tương đương nhau. Do đó, tại hiệu thuốc gần nhà có loại nào thì mua loại đó, miễn là phù hợp và dễ sử dụng với trẻ em. Không nhất thiết phải bỏ tiền triệu ra mua thuốc tên thương hiệu.
2. Men vi sinh
Men vi sinh cũng có rất nhiều sản phẩm thường dùng để phòng khi bé bị tiêu chảy.
3. Thuốc long đờm
Thường dùng cho bé bị ho đờm. Nên dự trữ trong tủ thuốc để dự phòng.
4. Nước muối sinh lý nhỏ mắt, mũi NaCl 0,9%
Đây là sản phẩm vệ sinh mũi thông thường, giúp rửa trôi các mầm bệnh, giữ ẩm cho niêm mạc mũi, mắt.
Nên chọn các sản phẩm nước muối sinh lý vô trùng cấp độ cao để nhỏ mắt cho trẻ.
5. Nước súc miệng
Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo, việc súc miệng và họng thường xuyên bằng các dung dịch có tính sát khuẩn (thuốc sát khuẩn hầu họng) là biện pháp tốt hỗ trợ phòng và điều trị Covid-19 cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 
Lựa chọn đúng loại cho trẻ nhỏ để các em dễ súc miệng và sâu trong họng, tránh bị cay nồng khó sử dụng.
6. Bù nước, điện giải
Oresol, hydrite gói bột hoặc lọ pha sẵn là 2 loại sản phẩm bù nước điện giải thông dụng nhất hiện nay. Thuốc được dùng cho bé khi bị tiêu chảy hoặc sốt cao liên tục kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải nhiều. 
Lưu ý không mua loại nước uống điện giải thể thao về dùng, kể cả là để dành cho người lớn khi bị mất nước.
7. Bổ sung dưỡng chất, tăng cường đề kháng
Một số trẻ do ăn kém hoặc chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất sẽ làm ảnh hưởng tới thể chất và sức đề kháng của trẻ.
Nếu trẻ kén ăn hoặc cơ thể gầy yếu, nhớ bổ sung cho trẻ các sản phẩm bổ dưỡng, dễ hấp thu, phù hợp với thể trạng để nâng cao đề kháng, hệ thống miễn dịch cơ thể (như thymomodulin, vitamin, acid amin thủy phân, …).

(Tổng hợp: Quang Anh)

Nguồn thông tin:

https://suckhoedoisong.vn/192-benh-nhan-covid-19-o-nuoc-ta-la-tre-em-ty-le-tu-vong-thap-nhung-khong-the-chu-quan-169220216145239044.htm

https://covid19.gov.vn

https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/bo-y-te-tap-huan-huong-dan-xu-tri-cham-soc-va-ieu-tri-cho-tre-em-mac-covid-19

https://tuoitre.vn/tre-em-f0-cung-co-the-gap-bien-chung-hau-covid-19-2022020820263291.htm

https://suckhoedoisong.vn/tu-thuoc-cho-tre-nen-co-trong-nha-giua-mua-dich-16921081311530821.htm

https://syt.binhdinh.gov.vn/index.php/vi/news/y-te-du-phong/cham-soc-tre-em-o-nha-dung-cach-de-phong-chong-dich-covid-19-859.html

https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/bac-si-nhi-khoa-luu-y-khi-cham-soc-tre-mac-covid-19-tai-nha

----------------------------------------------------------------------------------------

Sản phẩm

Công dụng/ Chỉ định

Liều dùng cho trẻ

Thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%

Vệ sinh mắt, mũi, sát trùng nhẹ

Dùng được cho trẻ sơ sinh

Nhỏ hoặc rửa mắt, hốc mũi, 1-3 giọt/lần x 1-3 lần/ ngày hoặc nhiều hơn

Vặn vào để tạo lỗ nhỏ giọt

Nước súc miệng T-B Kid

Sát trùng răng miệng, họng

Giúp thơm miệng, sạch răng

Lấy khoảng 10ml súc miệng và họng thật kỹ trong 10-15 giây.

Ống uống Antot Thymo

Bổ sung Thymomodulin tăng sức đề kháng

Bổ sung acid amin giúp bồi bổ cơ thể

- Trẻ em dưới 1 tuổi: theo ý kiến bác sĩ

- Trẻ em từ 1 – 6 tuổi: 1 ống/lần/ngày

- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 1 ống/lần x 2 lần/ ngày

- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 1-2 ống/ lần x 2 lần ngày

Xuyên tâm liên Traphaco

Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giả đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản

- Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống 1 viên/lần/ ngày.

- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống 2 viên/lần/ ngày

Miếng dán hạ sốt Koolfever

Hạ sốt tự nhiên, an toàn

Dán trên trán, nách, ben của trẻ

Siro ho Methorphan Bee

Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.

- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 10ml/lần x 3 lần/ngày.

- Trẻ em từ 2-12 tuổi: uống 5 ml/lần x 3 lần/ngày.

- Trẻ em dưới 2 tuổi: tham khảo ý kiến dược sĩ

Cốm vi sinh Oviotic

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột và một số vitamin nhóm B giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn

- Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi: 1 gói/lần, ngày 2 lần. Dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc

- Trẻ em trên 12 tháng tuổi: 1 gói/lần,ngày 2 lần.

Kit test covid-19